Saturday, August 29, 2009

Cao học Giải tích ĐH Sư phạm TPHCM

Đề thi cao học Giải tích trường ĐH Sư Phạm TPHCM năm 2009 vừa ra lò đây.
http://www.mediafire.com/download.php?nwzwrmjmt4e
Anh em thư giãn thử nhé!

Friday, August 28, 2009

Giáo trình English của lớp M1

NEW Cutting Edge - Upper-intermediate (Student's Book + Workbook + Audio CDs + Teacher's Book + Interactive CD-ROM

New Cutting Edge là bộ sách hay, do Longman ấn hành

Trong bộ Upper-Intermediate này có đủ:

1. Student's Book + Audio
2. Workbook + Audio
3. Teacher's Book
4. Interactive CD-ROM

1. Student's Book:

Book:

http://ifile.it/wp6hjcr

Audio:

CD 1 http://ifile.it/4btxl7r
CD 2 http://ifile.it/oxh7ei0
CD 3 http://ifile.it/zeqm40y

2. Workbook:
Book:

http://ifile.it/3ery1qk



(Password nếu cần: englishtips.org )

Thơ tình toán học

Giải tích cổ điển

Ánh xạ cuộc đời đưa anh đến với em
Qua những lang thang trăm nghìn toạ độ
Em số ảo ẩn mình sau số mũ
Phép khai căn em biến hoá khôn lường

Ôi cuộc đời đâu như dạng toàn phương
Bao kỳ vọng cho khát khao tiến tới
Bao biến số cho một đời nông nổi
Phép nội suy từ chối mọi lối mòn

Có lúc gần còn chút Epsilon
Em bỗng xa như một hàm gián đoạn
Anh muốn thả hồn mình qua giới hạn
Lại chìm vơi cạn mãi giữa phương trình

Tình yêu là định lý khó chứng minh
Hai hệ tiên đề chênh vênh xa lạ
Bao lô gic như giận hờn dập xoá
Vẫn hiện lên một đáp số cuối cùng

Mẫu số niềm tin đâu dễ quy đồng
phép chiếu tình yêu nhiều khi đổi hướng
Lời giải đẹp đôi luc do lầm tưởng
Ôi khó thay khi cuộc sống đa chiều

Bao chu kỳ, bao đợt sóng tình yêu
Anh khắc khoải cơn thuỷ triều cực đại
Em vẫn đó bờ nguyên hàm khờ dại
Nơi trái tim anh,
em mãi mãi là hằng số vô biên.

Hình học

Ðời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt
Mà tình em là quĩ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác
Anh không muốn cuộc đời đầy Sin Cos
Sống khép tròn trong cộng trừ nhân chia
Cạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn

Sống yên bình vào vòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
Nếu dòng đời toàn là thông số
Bài toán tình là căn thức bậc hai.

Đại số

Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.
Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.
Hệ số đo cường độ của tình thương,
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.
Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
Tính không ra phương chính của cấp thang.
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm.

Phương trình

"Phương trình" nào đưa ta về chung lối
"Định lý" nào sao vẫn mãi ngăn đôi
"Biến số" yêu nên tình mãi hai nơi
Điểm "vô cực" làm sao ta gặp được

"Đạo hàm" kia có nào đâu nghiệm trước
Để "lũy thừa" chẳng gom lại tình thơ
"Gia tốc" kia chưa đủ vẫn phải chờ
"Đường giao tiếp" may ra còn gặp gỡ

Nhưng em ơi! "Góc độ" yêu quá nhỏ !
Nên vẫn hoài không chứa đủ tình ta
Tại "nghịch biến" cho tình mãi chia xa
"Giới hạn" chi cho tình yêu đóng khép

"Lục lăng" kia cạnh nhiều nhưng rất đẹp
Tại tình là "tâm điểm" chứa bên trong
Nên "đường quanh" vẫn mãi chạy lòng vòng
Điểm " hội tụ" vẫn hoài không với tới

Em cũng biết "tung, hoành" chia hai lối
Để tình là những đường thẳng "song song"
Điểm gặp nhau "vô cực" chỉ hoài công
Đường "nghịch số" thôi đành chia hai ngả.

Hình học

Anh đau đớn nhìn em qua quỹ tích
Tình em nào cố định ở nơi đâu
Anh tìm em khắp diện tích địa cầu
Nhưng căn số đời anh đành cô độc


Để anh về vô cực dệt duyên mơ
Cho không gian trọn kiếp sống hững hờ
Chiều biến thiên là những cơn mơ.
Đường biễu diễn là chuỗi ngày chán nản


Em sung sướng trên đường tròn duyên dáng
Anh u sầu trên hệ thống x-y
Biết bao giờ đôi ta được phụ kề
Anh đành chết trên đường tiếp cận

Ôi anh chết cũng vì hệ số
Định đời anh trong biểu thức khổ đau
Như cạnh góc vuông , với cạnh huyền
Gần nhau đấy nhưng không trùng hợp


Qua những điều trên ta quy ước
Tình yêu là 1 cái compa
Vòng tròn nào dù nhỏ dù to
Cũng đều có tâm và bán kính
Tâm ở đây là tâm hồn cố định
Bán kính là nỗi nhớ niềm thương.

Bài tiếp

Là giao điểm hai tâm hồn đối xứng
Là tương giao hay đồ thị hai chiều,
Ai là người định nghĩa nổi tình yêu,
Đầy tạp số tôi học hoài không hiểu

Tôi cố định trong sân trường đơn điệu,
Lặng nhìn trên hình chiếu của giai nhân,
Thả hồn theo một tiếp tuyến thật gần,
Theo em mãi suốt đời về vô cực

Tình tôi đó chẳng cần dùng công thức,
Tan trường về tôi cố sức song song,
Tới ngã tư liền bày tỏ nỗi lòng,
Em ngoe nguẩy từ từ tăng tốc độ.

Tôi vẫn cố giử tình yêu đồng bộ,
Hai năm dài đáp số giải không xong,
Tin hành lang em sắp sửa lấy chồng,
Lòng điên đảo trước định đề đen bạc

Tôi xoay mắt theo vòng tròn lượng giác,
Có thấy gì ngoài quỹ tích tình yêu,
Tình đơn phương trong tam giác ba chiều,
Lay hoay mãi trên chuyến đò vĩ tuyện

Tìm lối thoát đồng quy hay tịnh tiến,
Hệ luận nào thuyết phục nổi em tôi,
Đành đi theo phân giác tận chân trời,
Tìm ẩn số của phương trình vô nghiệm.

Giải tích

Tình đâu là căn thức bậc hai
Ðế có thể ngồi yên mà xét dấu
Em phải nhớ tình yêu là góc số
Mà hai ta là những kẻ chứng minh
Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình
Cứ thong thả mà vui trên đồ thị
Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc
Em mĩm cười như tiếp tuyến bên tôi
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
Và nhận thấy em xinh xinh cực đại
Em khó hiểu thì tôi đành vô giải
Bài toán giải bằng phương pháp tương giao
Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến
Chưa thân nhau mà đã thấy so le
Trót yêu rồi công thức có cần chi
Vì hệ luận ái tình không ẩn số
Em không nói tôi càng tăng tốc độ
Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu.
Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai
Tôi mang em đặt điều kiện tương lai
Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản.

Học toán

Em gái ơi đừng ghét môn toán
Hãy lại đây ta cùng nhau học toán
Lại gần đây hai ta ngồi xích lại
Bài toán nào ta giải mà chả ra

Tay trái cầm chiếc compa
Tay phải cầm thước đi ra đi vào
Lấy hơi em nói thì thào
Rằng học như thế không vào đúng thôi

Đạo hàm ai lại nhân đôi
Tích phân trở lai nó dôi ra liền
Giới hạn thí nhớ lấy biên
Tích phân xác định trong miền không gian

Đồ thị trục dọc trục ngang
Không cần nhớ hết mà hoang mang mình
Đến khi gặp phải phương trình
Không khai căn được thì bình phương lên
Với bất phương trình không nên
Cần xem xét dấu mới nên nhân vào

Em giống như một đao hàm chưa giải
Để cho anh phải mò mẫm tích phân
Thân hình em một hàm số bình phương
Những uốn cong vô cùng kỳ diệu.


Hình học sơ cấp

Tôi và em tính tình hơi đồng dạng
Sống bên nhau chắc tĩ số cân bằng
Tôi xin thề không biện luận cao xa
Mà chỉ lấy định đề ra áp dụng
Tôi có thể chứng minh là rất đúng
Vì tình tôi như hàng điểm điều hòa
Nếu bình phương tôi lại rút căn ra
Cũng chẳng khác điều năm trong quĩ tích
Tôi yêu em với một tình yêu cố định
Tìm chu kỳ cho hàm số tuần hoàn
Dùng định lý thay ngàn câu ước hẹn
Xuống lũy thừa thay vạn lá thư duyên
Giải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em
Tìm toạ độ trong tình yêu toán học.

Friday, July 24, 2009

Thông báo Lễ Tốt nghiệp năm 2009

Lễ Tốt nghiệp và trao bằng ĐH hệ Chính qui năm 2009 vào ngày 05/08/2009 tại Nhà thi đấu Thể Dục Thể Thao, sinh viên có mặt 7h15. Ngày 03,04/08/2009 sinh viên đến Khoa ký tên vào danh sách nhận bằng Tốt nghiệp.

Thursday, July 16, 2009

Lịch học cao học

Khoá 18

Chuyên ngành Giải tích

Nhóm học phần 4

Thời gian: 12/07/2009 đến 08/08/2009 (4 tuần): học chuyên môn; 09/08/2009 đến 31/08/2009: nghỉ hè; 07/09/2009 đến 17/10/2009 (6 tuần): học chuyên môn; 26/10/2009 đến 07/11/2009: thi kết thúc học phần.




1.

Phương trình đạo hàm riêng
Giáo viên: Đặng Đức Trọng
Giờ học: 8g- , thứ ba, phòng I33.
2.

Phương trình vi phân
Giáo viên: Nguyễn Thanh Vũ
Giờ học: 7g- , thứ tư, phòng I33.
3.

Phương pháp số giải phương trình vật lí toán (tự chọn)
Giáo viên: Mai Đức Thành
Giờ học: 8g- , thứ năm, phòng I31.

Sunday, June 14, 2009

Đại số

Bài 1: Cho a < b là hai số thực. Xét xem tập nào sau đây với các phép toán cộng và nhân với 1 số thông thường có lập thành không gian vecto trên R?
a. Tập L[a;b] các hàm khả tích trên [a;b].
b. Tập C(n)[a;b] các hàm thực có đạo hàm cấp n liên tục trên khoảng (a;b).
c. Tập các hàm thực khả vi vô hạn lần.
d. Tập các hàm thực bị chặn trên [a;b].
e. Tập các hàm thực không bị chặn trên [a;b].
f. Tập các hàm thực thỏa mãn f(a)=0.
g. Tập các hàm thực thỏa mãn f(a)=-1.
h. Tập các hàm thực thỏa mãn f(a)=c.
i. Tập các hàm thực đơn điệu tăng trên [a;b].
k. Tập các dãy số thực hội tụ.
l. Tập các dãy số thực phân kì.
m. Tập các số thực bị chặn.
n. Tập các dãy số thực hội tụ tuyệt đối, hội tụ tuyệt đối cấp p, với p là số thực khác 0.
q. Tập cá ma trận trên R với n hàng, m cột.
p. Tập các ma trận vuông đối xứng trên R.
o. Tập các ma trận vuông trên R giao hoán với một họ ma trận cho trước.
t. Tập các ma trận vuông trên R với đường chéo chính bằng 0.
r. Tập các ma trận vuông đường chéo bằng 0.
y. Tập các ma trận vuông trên trường R với định thức bằng 0.

Giải tích

Bài 1:

Nội dung ôn thi cao học

Môn: Giải tích


PHẦN I: KHÔNG GIAN MÊTRIC VÀ KHÔNG GIAN TÔPÔ

A. Không gian Mêtric.

1. Tôpô trong không gian Mêtric: Lân cận, tập mở, tập đóng

2. Sự hội tụ trong không gian Mêtric

3. Không gian Mêtric đầy. Bổ sung đầy không gian Mêtric. Nguyên lý Cantor về dãy hình cầu đóng thắt dẫn. Định lý Baire về phạm trù. Định lý Banach về điểm bất động của ánh xạ co và ứng dụng của nó.

4. Không gian Compact. Tập Compact và tập hoàn toàn bị chặn. Định lý Heine-Borel.

5. Ánh xạ liên tục giữa các không gian Mêtric. Các tính chất của hàm số liên tục trên không gian Compact. Định lý Arzela-Ascoli

B. Không gian tôpô

1. Không gian Tôpô.

2. Một số loại không gian tôpô. Không gian Hausdorff, không gian chính quy, không gian chuẩn tắc. Định lý Tietze. Không gian compact. Không gian compact địa phương. Compact hoá Alecksandrov.


PHẦN II: TÍCH PHÂN

1. Tích phân Riemann và tích phân Lebesgue.

2. Định luật Lebesgue và tiêu chuẩn khả tích Riemann

3. Các định lý qua giới hạn dưới dấu tích phân Lebesgue

4. Không gian Lp(1≤p≤+∞)

5. Định lý Fubini


PHẦN III: KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN, KHÔNG GIAN BANACH, KHÔNG GIAN HILBERT

1. Không gian định chuẩn. Không gian Banach. Không gian liên hợp với không gian định chuẩn. Toán tử liên tục. Toán tử liên hợp

2. Các định lý cơ bản của giải tích hàm.

- Định luật Haln- Banach và định lý tách các tập lồi trong không gian tuyến tính

- Định lý Banach về ánh xạ mở và định lý đồ thị đóng.

- Định lý Banach- Steinhaus và hệ quả

3. Toán tử Compact. Phổ của toán tử và phổ của toán tử compact. Định lý Schauder về tính compact của toán tử liên hợp.

4. Không gian Hilbert. Hệ véc tơ trực giao, phần bù trực giao của không gian con, tổng trực giao. Định lý Riesz về dạng của phiếm hàm tuyến tính liên tục. Cơ sở của không gian Hilbert. Giá trị riêng và véc tơ riêng của toán tử compact liên hợp. Định lý Hilbert Schmidt về biểu diễn phổ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Tuỵ. Giải tích hiện đại, tập I,II,III (Nhà xuất bản giáo dục 1979)

2. Phạm Đức Chính. Giải tích hàm, Tập I, II (Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp 1974, Nhà xuất bản giáo dục 1977-1978)

3. Kohnnogovov A.H. Femine B.V. Cơ sở lý thuyết hàm và giải tích hàm (Bản dịch của Trần Phúc Cường, Võ Tiếp, Tập I, NXBGD, 1981, tập II NXBGD 1982)

4. Nguyễn Văn Khuê- Lê Mậu Hải- Bùi Đắc Tắc- Đỗ Đức Thái. Cơ sở lý thuyết hàm và giải tích hàm, Tập 1 và 2, NXBGD, 2001

5. Đỗ Đức Thái, Bài tập không gian tôpô- Độ đo- Tích phân. NXB Đại học Sư phạm-2003

6. Tài liệu ôn thi cao học của thầy Lê Hoàn Hóa và Huy.



Môn: Đại số

I. Đại số tuyến tính

1. Không gian véc tơ: Không gian véc tơ; cơ sở; chiều; hạng của hệ véc tơ, không gian véc tơ con; Không gian con sinh bởi một tập.

2. Ánh xạ tuyến tính: Ánh xạ tuyến tính; ảnh và hạt nhân; Đơn cấu; toàn cấu, đẳng cấu; không gian thương và Định lý về đồng cấu.

3. Ma trận: Ma trận của ánh sáng tuyến tính; vành các ma trận vuông; Nhóm tuyến tính tổng quát (của các ma trận khả nghịch)

4. Định thức: Ánh xạ đa tuyến tính thay phiên; định thức của một ma trận vuông, của một tự đồng cấu, của một hệ véc tơ đối với một cơ sở; Định thức về hạng của ma trận biểu thị qua định thức.

5. Hệ phương trình tuyến tính: Hệ phương trình tuyến tính; Quy tắc Cramen; Phương pháp khử Gaus; Định lý Kronecker-Capelli.

6. Véc tơ riêng, giá trị riêng của một tự đồng cấu

7. Dạng toàn phương: Dạng song tuyến tính; dạng toàn phương; phân loại dạng toàn phương thực; định lý về chỉ số quán tính.

8. Không gian véc tơ Euclid: Không gian véc tơ Euclid; Cơ sở trực chuẩn; biến đổi trực giao; Nhóm các ma trận trực giao O(n); Chéo hóa các phép biến đổi đối xứng

II. Nhóm

1. Nhóm: Nhóm; nhóm con; nhóm con sinh bởi một tập; Nhóm xyclic; nhóm con của nhóm xyclic.

2. Nhóm con chuẩn tắc: Liên hợp; lớp kề (lớp ghép); Nhóm con chuẩn tắc; nhóm thương.

3. Đồng cấu nhóm: Đồng cấu nhóm; ảnh và hạt nhân; định lý về đồng cấu nhóm.

4. Nhóm hữu hạn: Định lý Lagrange và các hệ quả.

5. Nhóm đối xứng: Nhóm đối xứng; Nhúng các nhóm hữu hạn vào nhóm đối xứng; Nhóm thay phiên.

III. Vành và trường

1. Vành và iđêan: Vành; Vành con; Đặc số của vành; Iđêan; Iđêan nguyên tố và Iđêan cực đại; vành thương.

2. Đồng cấu vành: Đồng cấu vành; ảnh và hạt nhân; Định lý về đồng cấu vành.

3. Vành và các iđêan chính: Miền nguyên; Vành các iđêan chính; Ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất

4. Vành nhân tử hóa: Vành nhân tử hóa (Vành Gauss). Tính nhân tử hóa của vành Euclid

5. Trường: Trường; Trường và các thương (trường các phân thức)

6. Vành và trường số: Vành số nguyên; Trường số hữu tỉ; Trường số phức.

IV. Vành đa thức

1. Đa thức: Vành đa thức một ẩn (với các hệ số trong một trường); Phép chia (euclid) với dư

2. Đa thức bất quy tắc, đa thức bất khả quy; tính nhân tử hóa của vành đa thức một ẩn

3. Nghiệm của đa thức: Nghiệm và nhân tử tuyến tính; trường phân rã của một đa thức.

4. Định lý cơ bản: Định lý cơ bản của Đại số học; Nhân tử hóa đa thức với hệ số thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách lý thuyết

  1. S.Lang, Đại số(Tập 1,2,3), Bản dịch tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN
  2. Hoàng Xuân Sính, Đại số đại cương, NXB GD

Sách bài tập

1. Bùi Huy Hiển, Nguyễn Hữu Hoan, Phan Doãn Thoại, Bài tập đại số và số học (Tập 1,2), Nxb GD

3. Tài liệu ôn thi cao học của thầy Quang và thầy Huyên

2. Đại số đại cương của thầy Quang.



Thời khóa biểu:
Thứ 2,6: Giải tích
Thứ 4: Đại số

Wednesday, June 3, 2009

Territory

A territory (from the word 'terra', meaning 'land') is a defined area (including land and waters), considered to be a possession of a person, organization, institution, animal, state or country subdivision. The word can mean:

ĐẠI HỌC HOA SEN TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN VÀ NHÂN VIÊN

Với phương châm không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, Trường Đại học Hoa Sen đã khẳng định là cơ sở đào tạo có chất lượng quốc tế trong ngành giáo dục Việt nam trong suốt 17 năm qua với các chương trình đào tạo trong nước cũng như hợp tác đào tạo với các trường đại học uy tín các nước Pháp, Bỉ, Ấn Độ, Mỹ….

Do nhu cầu phát triển không ngừng, chúng tôi cần tuyển nhân viên và giảng viên làm việc toàn thời gian, bán thời gian và thỉnh giảng cho các chương trình đào tạo (kể cả chương trình hợp tác quốc tế) như sau:

A. TRƯỞNG KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI

Yêu cầu:

- Có học vị tiến sĩ các chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính- ngân hàng

- Có kiến thức và kinh nghiệm về quản lý đại học, quản trị nhân viên

- Có kĩ năng và kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học

- Có kĩ năng giao tế xã hội

- Có kinh nghiệm thiết lập quan hệ quốc tế, phục vụ cộng đồng, doanh nghiệp

- Thông thạo tiếng Anh

B. TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ

Yêu cầu:

- Có học vị thạc sĩ trở lên các chuyên ngành Luật, quản trị nguồn nhân lực

- Ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương

- Có kĩ năng giải quyết vấn đề

- Có kĩ năng giao tế xã hội

- Thông thạo tiếng Anh

C. GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC CÁC CHUYÊN NGÀNH

1. Kinh tế; Quản trị kinh doanh; Quản tri nguồn nhân lực, Marketing; Tài chính- ngân hàng; Kế toán

2. Toán; Toán ứng dụng

3. Công nghệ thông tin chuyên ngành Hệ thống thông tin; Kỹ thuật phần mềm; Mạng máy tính

4. Quản trị Du lịch- Khách sạn- Nhà hàng

5. Anh ngữ (chuyên ngành Anh văn Thương mại, ngôn ngữ học tiếng Anh, phương pháp giảng dạy tiếng Anh, văn hóa, văn học Anh- Mỹ, kỹ năng tiếng Anh)

Yêu cầu chung:

- Tốt nghiệp Cao học trở lên

- Có kỹ năng giao tiếp và giảng dạy tốt bằng tiếng Anh, tiếng Việt

- Năng động, sáng tạo, tự tin và khả năng làm việc độc lập

- Sử dụng thành thạo phần mềm word, excel, power point phục vụ công tác giảng dạy

- Sẵn sàng dạy vào các buổi sáng, chiều, tối kể cả cuối tuần tại những cơ sở của Hoa Sen

Ưu tiên cho các ứng viên có:

  • Kinh nghiệm giảng dạy tại các trường đại học.
  • Kinh nghiệm làm việc thực tiễn trong các ngành liên quan trực tiếp đến chuyên ngành giảng dạy
  • Tốt nghiệp Tiến sĩ, thạc sĩ của các trường đại học nước ngoài hoặc các chứng chỉ quốc tế liên quan đến lĩnh vực giảng dạy
  • Kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực giáo dục
  • Khả năng nghiên cứu học thuật và phát triển chương trình đào tạo

D. GIẢNG VIÊN CHO CHƯƠNG TRÌNH CAT, ACCA

Yêu cầu chung:

  • Có chứng chỉ CPA, ACCA
  • Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán

E. GIẢNG VIÊN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (hợp tác với Học viện NIIT Ấn Độ)

Yêu cầu chung:

  • Tốt nghiệp Đại học trở lên, chuyên ngành CNTT hoặc các chuyên ngành khác liên quan
  • Ưu tiên các ứng viên có bằng MCP, MCSE, CCNA, CCNP,.. và các chứng chỉ quốc tế khác
  • Có kỹ năng trình bày, truyền đạt tốt
  • Ham học hỏi, tinh thần trách nhiệm
  • Khả năng nghiên cứu tốt
  • Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm giảng dạy
  • Yêu cầu đối với giảng viên mạng:

o Có kiến thức về mạng và máy tính, kinh nghiệm quản lý hệ thống Windows 2000/2003, Linux

o Có kiến thức về bảo mật mạng máy tính, quản trị hệ thống SQL Server 2000/2005, Mail Exchange Server, VPN, ISA;

  • Yêu cầu đối với giảng viên phần mềm:
    • Có kiến thức về lập trình Java, J2EE, J2ME , Servlet, JSP
    • Có kiến thức về .NET Framework, VB.NET, C#, ASP.NET
    • Có kiến thức về Mobile Application, SQL Server 2000/2005, UML, XML....;
    • Có kiến thức về Visio, Crystal Report, Web Design

F. CHUYÊN VIÊN VÀ NHÂN VIÊN

1. Chuyên viên Kế toán tài chính, chuyên viên Quản trị thông tin, chuyên viên hành chính

2. Nhân viên tư vấn

Yêu cầu chung:

  • Tốt nghiệp Đại học trở lên (vị trí 1) các ngành liên quan đến vị trí ứng tuyển và trên 3 năm kinh nghiệm trong vị trí/ lĩnh vực tương đương
  • Cao đẳng trở lên (vị trí 2), có ít nhất một năm kinh nghiệm
  • Giao tiếp, truyền thông tốt
  • Năng động, cẩn thận, trách nhiệm
  • Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng
  • Anh văn bằng B trở lên

HỒ SƠ DỰ TUYỂN

  • Đơn xin việc ghi rõ chức danh ứng tuyển
  • Sơ yếu lý lịch: nêu rõ quá trình học tập, công tác và giảng dạy trước đây
  • Các bằng cấp liên quan (không cần công chứng)

Đối với vị trí Giảng viên xin gửi kèm

  • Bản đánh giá về quá trình công tác/ giảng dạy trước đây (nếu có)
  • Đề cương bài giảng (nếu có)

Ứng viên trúng tuyển sẽ được hưởng các chính sách lương, phúc lợi, điều kiện làm việc cạnh tranh, cùng nhiều cơ hội tham gia đào tạo và nghiên cứu trong và ngoài nước.

Vui lòng gởi hồ sơ theo địa chỉ dưới đây hoặc qua email từ ngày 01/06/09 đến ngày 31/07/09

(xin vui lòng không liên lạc qua điện thoại)

Địa chỉ liên hệ:

Phòng Nhân sự, Trường Đại Học Hoa Sen.

Số 8 Nguyễn Văn Tráng, Phường Bến Thành, Q.1, TP.HCM

Website: www.hoasen.edu.vn

Người liên hệ:

Chị Mai Thúy Hằng

Phụ trách tuyển dụng

Phòng Nhân sự

Email: mthang@hoasen.edu.vn