Thursday, December 25, 2008

Happy Noel and Happy New year




Mỗi mùa Noel, mùa Xuân đến mình lại nhận được nhiều món quà từ những người thân, người bạn. Đặc biệt là những tin nhắn chúc mừng qua điện thoại hoặc email. Những tình cảm ấy thật chân thành và mang cho mình những niềm vui riêng. Đối với mình các bạn mãi là những người bạn mà mình không thể quên. Các bạn thật thân tình đối với mình. Có đôi lúc do công việc mà mình quên mất lời cảm ơn, quên mất chúc lại. Mình thật có lỗi.
Hôm nay mình viết cái Entry này. Hy vọng tất cả người bạn của mình đọc được nó, thông cảm và nhận được những tình cảm mà mình muốn gửi gắm.
Mùa Noel đến và mùa Xuân cũng đến. Mình chúc cho các bạn luôn luôn hạnh phúc, vui vẻ, may mắn và tràn trề nụ cười trên môi.
Bạn của các bạn
Đức Sửu




Saturday, October 18, 2008

20-10-2008

Bây giờ đã là ngày 20 tháng 10 năm 2008: ngày phụ nữ VN.
Chúc toàn thể chị em luôn mạnh khỏe, duyên dáng, phát huy vai trò của mình trong tất cả các lĩnh vực, làm tròn trách nhiệm trong xã hội, gia đình.
Với riêng các bạn nữ lớp Toán 4B, tớ đặc biệt bày tỏ tình cảm và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các bạn, chúc các bạn hoàn thành cuộc thi "Math4girls.edu" và nhận được nhiều niềm vui cùng với những thông điệp mà chúng tôi: những người luôn bên các bạn, chỗ dựa tinh thần cho các bạn muốn gửi đến. Nhân đây tớ thay mặt cho BTC post những thể lệ của cuộc thi lên cho toàn thể mọi người được biết. Hy vọng ở mọi nơi các bạn công tác đều được sự quan tâm hơn những gì mà chúng tôi đã làm với các bạn.

A. Tổ chức cuộc thi “Math4girls.edu”

Nội dung như sau:

1. Vòng 1: “Iu cho điêu”

-Mỗi đội thi chuẩn bị một kịch bản giới thiệu thành viên của đội theo tiêu chí: hài hước, toát lên vẻ đẹp nữ giới, gây ấn tượng mạnh đối với phái nam,…mang tính sáng tạo, đúng thời gian quy định là dưới 8 phút.

-Phương thức tính điểm: điểm tối đa cho phần thi này là 20 đ. Và tùy mức độ ấn tượng mà BGK đánh dấu sao “*” như là điểm thưởng tính phong cách.

2. Vòng 2: “Mó đần Phát sần”

-Mỗi đội thi chuẩn bị một tiết mục thời trang trình diễn cũng với tiêu chí như trên, trong đó thời gian tối đa cho trình diễn là 5 phút. Mỗi đội ít nhất có 4 bộ trang phục.

-Phương thức tính điểm như trên.

3. Vòng 3: “Ác sần”

-Mỗi đội thi cử người lên bốc một lá phiếu, đọc, thảo luận và cử một đại diện lên thi. Các bạn được phép chỉ định một bạn nam trong số các bạn nam có mặt để hoàn thành phần thi của mình.

-Thời gian suy nghĩ là 2 phút, thời gian thực hiện là 3 phút.

4. Vòng 4: “X_men” (đàn ông đích thực)

-Vòng thi này các đội phải chuẩn bị kịch bản và diễn một đoạn kịch tự mình nghĩ ra làm sao toát lên phong cách nam tính, yêu cầu cụ thể như sau: trong đoạn kịch ít nhất phải có từ 2 nhân vật đóng vai nam, thời gian tối thiểu của đoạn kịch là 3 phút.

-Cũng theo tiêu chí như trên để chấm điểm.

5. Phần dành cho khán giả:

-Chỉ dành cho các bạn nam và chỉ có 2 gói quà, hai bạn nào giành được thì kết thúc phần thi khán giả.

-MC mời 1 bạn nam lên, sau đó bạn nam ấy có quyền mời 1 bạn nữ cùng thi với mình tạo thành một cặp.

-Trên màn hình xuất hiện 15 cụm từ một bạn phải giải thích và một bạn trả lời, đúng trên 10 câu trong thời gian 90 giây thì mới vào thi vòng trong. Vòng trong là sự thể hiện sự dũng cảm của cả hai bạn, hai bạn mỗi bạn bốc 1 lá phiếu, trong đó yêu cầu mỗi bạn phải thể hiện một hành động đối với đối tác của mình theo đúng yêu cầu trong lá phiếu. Sau khi hoàn thành thì hai bạn mới nhận được món quà.

-Chỉ tối đa 5 cặp được thi.

Cơ cấu giải thưởng:

1. Một giải đặc biệt: một phần quà trị giá trên dưới 1 triệu đồng

2. Một giải nhất: một phần quà trị giá trên dưới 700 trăm nghìn đồng

3. Một giải nhì: một phần quà trị giá trên dưới 500 trăm nghìn đồng

4. Giải phong cách: một phần quà trị giá trên dưới 500 trăm nghìn đồng

5. Một giải được nhiều khán giả yêu thích nhất: một phần quà trị giá trên dưới 500 nghìn đồng.


Thursday, October 16, 2008

HAPPY BIRTHDAY small MOUSE!

Dear mârT!
Xin chào kon chuột nhỏ! Thế là sắp ra trường rồi. Sinh nhật lần này là lần thứ 4 chúng ta chúc mừng ngươi. Nhóm mình mỗi đứa mỗi tính, ngươi cũng một tính: khá đặc biệt và cũng cá biệt. Nhân dịp chào sinh nhật ngươi ta viết bài ni chúc mừng ngươi là phần lớn và cũng là thời điểm ta viết lại Blog sau năm "tháng" vắng bóng.
Sinh nhật chúc nhà ngươi dui dẻ, mạnh khỏe, nhận được nhiều quà, nhiều lời chúc mừng. Chúc cho ngươi sáng mãi, như "chuột quang" chứ đừng là "chuột bi", tốc độ như Coduo 2 chứ đừng là Pentium 3. Chúc ngươi đạt kết quả cao trong năm học cuối cùng bậc ĐH nè và ra trường với niềm hân hoan cộng với sự may mắn.
Hãy đừng quên tui, luôn dẽo theo dù bạn ở nơi đâu!

Sunday, July 20, 2008

Rừng quốc gia Cúc Phương_19&20/7/2008

Hai ngày này tớ cùng cả nhiều đoàn của trường ta và trường khác được Viện toán học tổ chức đi tham quan rừng Quốc gia Cúc Phương. Lội rừng vượt núi tham quan cây Chò ngàn năm. Eo ơi rừng ở đây rộng và đẹp thật. Cả đoàn đi sâu vào trong rừng, luồn lách dưới tán cây, đi một vòng dòng rã cở 7km đường rừng. Nhức mỏi cả chân tay. Khu rừng thật là rậm rạp. Nhưng chẳng thấy mấy thú rừng cả. Chụp hình như Tacgiang thứ thiệt. Ui cũng hay lắm. Chỉ tiếc thời gian ít quá nên chưa khám phá hết được.

Wednesday, July 9, 2008

Những điều lạ ở Hà Nội_Entry for July 09, 2008




Hôm nay là ngày thứ 4 mình sống ở Hà Nội. Ngày Chủ nhật tới nơi, sau khi sắp xếp chỗ ăn ở là đánh một giấc no say. Thứ hai lên khai giảng và học luôn. Buổi khai giảng thật ấn tượng. Ấn tượng bởi bạn mới, lớp mới và đặc biệt hơn cả được tiếp xúc với toàn những người nổi tiếng. Có thể kể đến là: Thứ trưởng gì đó của Bộ khoa học công nghệ (Do Bộ trưởng bận chứ gặp bộ trưởng roài), tiếp theo là Viện trưởng Viện khoa học và công nghệ cũng ko nhớ tên, hiệu trưởng trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 1, Viện trưởng Viện Toán học Ngô Việt Trung, giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Ngô Bảo Châu, và nhiều giáo sư , tiến sĩ nổi tiếng khác như: Đỗ Đức Thái, Tạ Duy Phượng, Đỗ Hồng Tân,... Thật là vinh dự, vinh dự. Nhưng cảm nhận một điều: hầu như ai cũng rất là ngộ ngộ, chắc có lẽ họ học quá nhiều, nghiên cứu nhiều.
Hai môn mình đăng ký học gồm có: Lý thuyết điểm bất động (Thầy Tân dạy)và ĐS đa tuyến tính (Ngô Bảo Châu dạy). Đều hay cả. Nhưng mình ko thích ĐS nên học cái môn ĐS này ko được tốt cho lắm. Nhưng thôi cố gắng kẻo còn thi cuối học kỳ nữa.
Thứ 3 sau khi học xong cả nhóm quyết định chiều đi chơi. À đúng rùi ngoài này lạ nước lạ cái nên đi đâu cũng taxi và hãng thường đi là Mailinh. Hôm qua đi Văn miếu Quốc tử giám, sau đó qua Cột cờ Hà Nội, tiếp theo tới ngắm bờ hồ Hoàn Kiếm: ăn kem Tràng Tiền (ngon tuyệt ăn liền 3 cây he he), vào thăm đền Ngọc Sơn oái có kon Rùa to thiệt. Sau đó đi ngắm phố phường cổ ở Hà Nội: nào là phố Hàng Mã, Hàng Đường, Hàng Mắm, Hàng Bạc, Hàng Thùng,... ko thể nhớ hết được. Đi mỏi cả chân chui dô ăn món Gỏi cuốn lá gì đó đó, ăn khá ngon, rất phù hợp với mình, theo lộ trình là đi ăn bún Ốc mà hết hàng nên ko kiếm được. Qua chợ Đồng Xuân ở đây bán khá nhiều thứ lặt vặt na ná chợ đêm Kỳ Hoa, nhưng nó được xem như chợ Bến Thành, khá nổi tiếng ở Hà Nội. Tội cái là ở đây họ bán hay nói thách quá, giá 10k thì trả 7 hoặc 8 là bán liền, chắc giá thực thì chỉ 4, 5 k gì đó thôi. Tuy nhiên cũng rẻ chán so với TP HCM. Sau hồi dạo phố ghé vào quán Ô mai phố Hàng Đường, ở đây bán thật là nhiều Ô mai ghê, chọn khó vô cùng và cuối cùng cả đoàn cũng đã mua cho mình một ít. Tính tiền cũng đến 452 000đ. Cũng khá kinh. Nhưng công nhận ngon mà đặc sản thật. Sau đó bắt taxi về, tắm ngủ. Một ngày mệt mỏi mà ấn tượng.
Hôm nay thì học bình thường.
À đúng rùi. Ngoài này nhiều thứ lạ lắm. Từ thói quen ăn uống đến sinh viên, học sinh, KTX, đến từng con người. Con gái Hà Nội dễ thương lém. Hi hi

Wednesday, July 2, 2008

Entry for July 03, 2008




Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20 độ 25 phút đến 21 độ 23 phút vĩ độ Bắc, 105 độ 15 phút đến 106 độ 03 phút kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây.



1.Làng gốm cổ Bát Tràng

Làng gốm sứ Bát Tràng - ngôi làng cổ khoảng 500 tuổi nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 10km về phía Ðông Nam, bên tả ngạn sông Hồng, trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.

2. Phủ Tây Hồ

Men theo con đường rợp bóng cây cuối khu biệt thự Tây Hồ ở thủ đô Hà Nội, giữa bát ngát hương sen và cảnh đất trời hòa quyện trong ánh nắng chiều tà, doi đảo nhỏ được người xưa ví là “bãi đất cá vàng” nhô ra giữa mặt nước lung linh, đúng là cái thế “đầu rồng, thân rồng, rùa cõng” khiến khách vãn cảnh cảm thấy âm dương đối đãi, tâm hồn mình thư thái lạ.

3. Hồ Tây - lá phổi xanh của Hà Nội

Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500 ha, đường vòng quanh hồ dài 17 km. Ngành địa dư lịch sử đã chứng minh rằng, hồ là một đoạn sông Hồng rớt lại, sau khi đổi dòng, có thể tới cả hàng nghìn năm. Hồ Tây hay còn gọi là hồ Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo. Mỗi tên lưu giữa một sự tích về nguồn cội của Hồ Tây huyền thoại.

4. "Ciao" và gánh hàng bún đậu

Đôi lúc trong tuần vào buổi trưa hoặc chiều tối của ngày nghỉ thứ bẩy, chúng tôi lại tự thưởng cho mình những giờ phút thư giãn bằng cách đi ăn nhà hàng. Điều mà trước kia là một sự xa xỉ. Chúng tôi thường lên quán Ciao trên phố Hàng Bài. Cách bài trí của Ciao đẹp, gây ấn tượng, cung cách phục vụ tốt, món ăn ngon, nhưng giá hơi đắt.



5. Chùa Non Nước và pho tượng Phật bằng đồng đúc liền khối lớn nhất nước

Chùa Non Nước đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay, sẽ trở thành một trong những ngôi chùa to, đẹp nhất của Hà Nội. Ðặc biệt, trong chùa sẽ đặt pho tượng Phật bằng đồng đúc liền khối lớn nhất Việt Nam - cao 6,5m, nặng 30 tấn.


6. Hồ Gươm mùa lộc vừng nở hoa

Trong số hàng trăm loài cây xanh được trồng xung quanh khuôn viên di tích hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ nhiều đời nay, có rất nhiều cây ra hoa kết trái theo mùa như cây sấu, cây bằng lăng, phượng vĩ, hoa ban, hoa gạo... thế nhưng có loài cây chỉ nở hoa vào đúng mùa thu, đó là cây lộc vừng.

7. Lăng Bác

Lăng được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Ðình, nơi Bác Hồ đã từng chủ tọa các cuộc mít tinh lớn.

yền.

8. Làng hoa Ngọc Hà

Trồng hoa cây cảnh vốn đã có từ lâu đời, trở thành một nghề truyền thống ở Hà Nội với những làng hoa nổi tiếng như: Nghi Tàm, Quảng Bá, Ngọc Hà, Nhật Tân.

9. Chùa Một Cột

Chùa Một Cột (chùa Diện Hữu). Chùa gồm cả một quần thể kiến trúc có xuất xứ từ một giấc mơ không lành: Sư Thiền Tuệ khuyên vua Lý Thái Tổ làm chùa với một ý tưởng kiến trúc đặc biệt. Là một Quốc tự, liên quan tới vua sáng lập triều Lý, được xây dựng gần khu vực Tử cấm thành, hàng tháng cứ rằm, mồng một vua đến đặt lễ cầu phúc.


10. Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

11. Nhà sàn Hồ Chí Minh

Vị trí: Nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Đây là ngôi nhà Bác ở và làm việc từ năm 1958 đến khi qua đời.

Xem thêm tại:

http://vnexplore.net/index.php?destination=16

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_N%E1%BB%99i#Danh_lam_th.E1.BA.AFng_c.E1....

Monday, June 30, 2008

Không thể phủ nhận vai trò của H2O




Sự sống ở đó sẽ không tồn tại nếu ở đó không có H2O

Với mỗi chúng ta, H2O có vai trò quan trọng hẳn ai cũng thừa nhận. Với tui H2O còn vai trò to lớn mà tui cảm nhận được.

H2O giúp tui đã khát, H2O giúp tui giải tỏa mệt mỏi, H2O giúp tui giải tỏa căng thẳng, mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ, sảng khoái. H2O lấy lại những gì mà tui tưởng sẽ mất đi.

Tuy nhiên cũng như bao vấn đề khác của tự nhiên cũng như của cuộc sống. H2O có mặt mạnh mặt yếu, mặt chưa hoàn thiện mặt hoàn thiện, gây tác động tích cực và cũng có tác động tiêu cực.H2O nhiều lúc làm tui khó chịu, mệt mỏi, thậm chí lấy đi sức chiến đấu của tui.

H2O có thể biến đổi thành đá. Trong suốt, tuyệt đẹp. Rất cứng rắn. Nhưng bản chất thì không thể thay đổi. H2O hãy chính là H2O: mềm mại.

Saturday, June 28, 2008

Entry for June 30, 2008




Kính chào quý vị khán thính giả. Sau 23 ngày tranh tài. Trận chung kết Euro được mong chờ đã đến. Đó là cuộc chạm chán giữa hai đội tuyển quốc gia: một bên là Xứ sở bò tót Tây Ban Nha truyền thống rực đỏ, một bên là những cỗ xe tăng Đức thanh thoát tinh túy với đồng phục trắng phau. Trận đấu kỳ vọng đúng mang lại cho mọi người những cảm giác thật tuyệt. Cả hai đội bước vào trận đấu ngày hôm nay đều được các chuyên gia đánh giá rất cao. Thật khó có thể đoán được đội nào vô địch. Cả hai đội đều có lối đá tấn công, song lối đá tấn công của Tây Ban Nha mang lại sự thích thú hơn cho người hâm mộ, bởi lối đá của họ là lối đá kỹ thuật đẹp mắt, đoàn kết và đầy tính sáng tạo. Chính lối đá đẹp mắt ấy đã làm cho họ trở nên sáng lóa không chỉ từ vòng ngoài mà bước vào vòng chung kết Euro này họ càng tỏa sáng hơn. Với những gì họ đã thể hiện chức vô địch là món quà xứng đáng nhất giành cho họ. Chúc mừng xứ xở bò tót. Chúc mừng các tuyển thủ TBN.
Trận chung kết khép lại với sự ấn tượng bàn thắng của Torres, tuyển thủ mang áo số 9 đang đầu quân cho câu lạc bộ Liverpool và sự xuất sắc của thủ thành cũng là đội trưởng Casillas. Anh thi đấu quá hay, chưa bị mắc sai lầm nào.
Có thể mình sẽ thống kê lại một đội hình với những cầu thủ mà bản thân coi là xuất sắc nhất trong giải này. Sẽ có trong Entry sau...Ai yêu bóng đá cho ý kiến xem có đồng ý kiến với mình không nhé!

Friday, June 27, 2008

Entry for June 28, 2008

Một tác phẩm sáng tạo của sinh viên. Thư giãn chút các bạn. Cho ý kiến?

Thursday, June 26, 2008

Entry for June 27, 2008




Một tuyệt tác mà ta sáng tạo ra giành cho nhà ngươi. Chỉ nhà ngươi thôi.

Entry for June 26, 2008




"Trời mưa bong bóng phập phồng
Có cả lũ khùng nó đứng dưới mưa"
Ha ha. Đó là cảm giác thật tuyệt và thật khó quên. Đây là sự hội tụ của nhiều yếu tố tạo nên: thứ nhất đó là yếu tố con người tập thể Toán 3B vui vẻ, trẻ trung, nhí nhảnh và luôn nhiệt tình, thứ hai đó là thời gian tháng 6 năm 3 đó là giai đoạn được ăn chơi, thứ 3 đó là yếu tố địa lý....
Có lẽ những ngày này sẽ còn kéo dài thêm nữa. Thật là thú vị. Đi học như đi chơi. Đi chơi một cách "thú" nữa chứ. Ha ha. Chẳng biết có em nào tối nay về củm lạnh hay không? Cứ đà này chắc có em dính "đòn".

Tuesday, June 24, 2008

Entry for June 25, 2008




Đang làm đề tài XSTK và chờ xemBán kết Euro. Chợt nghĩ. À hồi chiều mình có chụp được vài kiểu lớp đang học quân sự rất vui. Thế là thư giãn một tí. Post lên cho nó lóng hổi. Kỳ học quân sự này coi bộ dui ghê. Được vừa là học sinh vừa là thày giáo mới ghia. Lên giảng nhiều phần tử mặc cười gì đâu. Đặc biệt là cái môn không phải chuyên môn của mình. Cũng khá ấn tượng. Với tư thế ngồi học trong ảnh chắc mọi người đoán ra ngay. Đó là nhóm đầu thì có nghe thầy giảng, nhóm sau thì lo tám. Nhưng thấy máy chụp hình là cả nhóm dưới đứa làm kiểu này, đứa khoe kiểu kia, thía mà sợ. Nhưng cũng dui. Có lẽ sẽ mang đi chụp tiếp ghi lại những khoảng khắc đặc biệt này kẻo ko còn mấy mà ra trường nữa. Hu hu. Chúc bà con mùa hè dui dẻ, sạch sẻ, trắng trẻ, sức khẻ,...

Saturday, June 21, 2008

Thursday, June 19, 2008

Entry for June 19, 2008




TẶNG "NHÓC" NÈ!

Friday, June 13, 2008

BỂ BỤNG MẤT THÔI_ chia sẻ bà con_ cảnh báo cẩn thận kẻo nguy hiểm

CÁC ĐOẠN VĂN " SIÊU CHUỐI ", TẢ RẤT THỰC CỦA CÁC HỌC SINH



1, Em hãy tả con lợn nhà em:
"con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"
+ Lời Bình : thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.

---

2, 2 anh em sinh đôi nhà nọ học chung 1 lớp, nen bài vở có phần hơi giống nhau. 1 lần làm bài văn tả cơn mưa. anh viết "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp". em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng"!
+ Lời Bình : từ tượng thanh có vấn đề.

---

3, Em hãy tả bạn em
"bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."
+ Lời Bình : điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.

---

4, em hãy tả đêm giao thừa
"em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng..."
+ Lời Bình : bốc phét quá đà. theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng.

---

5, em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT
"Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!!
+ Lời Bình : trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình.!

---

6, em hãy tả con gà trống nhà em
"chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái " !?
+ Lời Bình : tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật

---

7, Chuyện này cũng có thật nè: Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn
"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật."
Không hiểu là xem cái gì nhỉ?

---

8, "áng văn" độc đáo
"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
+ Lời Bình : Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!..."

---

9, Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em
"Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'"
+ Lời Bình : Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất.

---

10, tả cô giáo "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."
+ Lời Bình : Một học sinh giỏi toán của lớp,! bố ; mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi" ·

---

11, "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian"
"Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"

---

12, Tả tiết học trong lớp
"... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."
+ Lời Bình : học sinh mê truyện trinh thám ·

---

13, "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em" "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống! nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"
+ Lời Bình : học sinh "tả thực"

---

14, giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."

---

15, giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá"

---

16, Tả đôi mắt của ông:
"Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"!

---

17, Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuậ! tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "
Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm. ·

---

18, Ðời thừa
Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Ðời Thừa)
Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được

---

19, Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)

---

20, Đề 1: Viết về nhân vật Thúy Kiều
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:
"Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."

---

21, "Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".
Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."

---

22, "Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".
Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"

---

23, "Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?"
Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học Vn, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."

---

24, "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."
Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi..."

---

25, "Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”
Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."

---

26, "Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?" Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ka-ra-tê hết sức đẹp mắt... "

---

27, "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"
Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác quân ta"

---

28, "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính Vn qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)
Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:
"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"
Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:
"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."

---

29, "Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
"Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học Vn đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."

---

30, Một học sinh “miêu tả hình dáng cô giáo em”: “Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ...(?!)”
Ở bậc học phổ thông, các môn khoa học xã hội, nhất là môn văn đã và đang bị xem nhẹ, thậm chí xem thường. Các môn khác như nhạc, họa, thể dục càng không được coi trọng. Cho nên, số đông học sinh ngày nay còn mơ hồ, ấu trĩ về nhân sinh quan, về lẽ sống, nhiều em rất ngô nghê, ngớ ngẩn về tư duy và kỹ năng sử dụng tiếng Việt.

31. “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :
- Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
- Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
- Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
- Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
- Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
- Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.

NHỮNG NHÀ ĐƯƠNG KIM VÔ ĐỊCH THẤT THẾ

Đó là hai ông lớn Ý và Pháp được đánh giá cao hơn trước khi bước vào Euro 08 này. Là những ứng cử viên vô địch. Nhưng hôm qua và rạng sáng nay họ đã bị đối thủ dìm cho ngạt thở. Hòa với tỷ số 1-1 đó là trận giữa Ý và Rumani, thảm bại 1-4 đó là trận giữa Pháp và Hà Lan. Giờ đây họ không tự quyết định được số phận của mình. Nếu Rumani thắng Hà Lan thì họ bất chấp kết quả giữa Pháp và Ý một xuất tứ kết sẽ đến với họ bởi Hà Lan đã ghi tên mình vào tứ kết. Trận đấu tiếp họ không phải suy nghĩ mà tận dụng cho trụ cột nghỉ ngơi chuẩn bị cho vòng knock out. Có lẽ điều bi kịch sẽ xảy đến đối với cả hai nhà ĐKVĐ.

Thursday, June 12, 2008

Chuyện mùa thi: Những câu văn "kinh dzị"!




Minh họa: DAD
Tôi gặp cô N.T.M.H - giáo viên môn Văn của một trường khá danh tiếng ở Quảng Ngãi - khi cô vừa chấm thi tốt nghiệp THPT trở về. Cô kể năm nay lại xuất hiện những câu văn "kinh dzị" của các thí sinh thể hiện trong bài thi.

Ở câu 1 (Đề I) - đề thi dành cho học sinh không phân ban: "Theo anh/chị, Enxa Tơriôlê có vai trò như thế nào trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông?". Sau khi "tán hươu tán vượn" về mối tình của nàng Enxa và nhà thơ, một thí sinh đã viết trong bài làm của mình: "Aragông đã từng tham gia Cách mạng Tháng 8.1945 " . Trong câu 2, khi suy nghĩ về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, có thí sinh viết: "Trăng ơi trăng không tròn - Nếu như trăng không tròn còn gì gọi là trăng !".

Câu 3b - II (đề thi dành cho học sinh phân ban) yêu cầu phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Một thí sinh đã đưa ra lời bình "hiểu chết liền" về cụ Tứ (mẹ nhân vật Tràng): "Bà cụ Tứ là một người già hết rồi đã hết sức lao động không còn để giữ lại cho đời để sống qua ngày, qua những dan lào (gian lao - NV) để tìm cái trước mắt của nó đả (đã) xảy ra còn tồn tại". Ở một bài làm khác, thí sinh nhận xét về nhân vật Tràng như sau: "Tràng ngỡ ngàng ngạc nhiên vì lần đầu tiên ngủ với 1 người đàn bà không phải là mẹ của mình". Cũng với đề thi này, thí sinh khác lại viết: "Tràng là một người lính đi qua xóm ngụ cư thấy người chết như ngả rạ anh than thở: như thế này thì chẳng mấy chốc không còn người nào!".

Song, những câu văn trên vẫn chưa gây "sốc" bằng câu 3 (Đề I, dành cho học sinh không phân ban). Đề bài yêu cầu phân tích một đoạn thơ trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm. Nhiều thí sinh lại nảy ra nhiều "ý tưởng" trong việc phân tích các câu thơ: "Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp" trong bài làm của mình: "Nhà thơ muốn nói đến quá khứ của con lợn. Gà lợn có nét mặt rất tươi trong" hay "Tranh Đông Hồ gà lợn rất ô nhiễm. Thực chất lợn ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ - Lợn là phần nhỏ mà phần lớn là chỉ về con người".

Đến đoạn "Ruộng ta khô/Nhà ta cháy/Chó ngộ một đàn/Lưỡi dài lê sắc máu", lại xuất hiện nhiều câu văn phân tích "rùng mình" như: "Ruộng ta rất khô, ruộng ta rất rộng và to làm cho người nông dân cảm thấy rất vất vả, mệt mỏi khi thấy đám ruộng to như thế, nhà ta là cái nhà rất to, "nhà ta cháy" thì người nông dân đến để chữa cháy, làm cho ta cảm thấy mệt chán, làng khói (làn khói - NV) làm cho mọi người xung quanh cảm thấy rất khó chịu muốn dập lửa nhưng mà khó chữa được, người chạy trước người chạy sau ". Có thí sinh còn sa vào miêu tả đàn chó: "Chó rất nhiều, nhiều con chó rất hung dữ, chó 1 đàn lưỡi rất dài, dài đến nỗi ta không thể tưởng tượng được "hoặc" Chó ngộ là ngộ cả bầy. Chó ngộ một đàn khô là chính cửa điệp từ này đã giúp ông trong việc thi đua học tập"; "Lưỡi dài lê sắc máu: đổi màu máu trở thành màu của thiên nhiên rất phong phú về quê hương, đất nước trong sự đổi mới của văn học Việt Nam". Chuyển sang phân tích những câu thơ cuối trong đoạn thơ "Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang/Mẹ con đàn lợn âm dương chia lìa đôi ngả/Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã/Bây giờ tan tác về đâu", có lẽ vì chợt nhớ đến nhà thơ Hoàng Cầm, tác giả của bài thơ, thí sinh trình bày: "Nói đến cuộc đời của ông là nói đến 1 trong những bài văn mà ta đã làm trong những ngày thơ ấu. Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang trong truyện này ông đã để lại cái mà ông rất mong muốn đối với 1 cuộc đời đầy sóng gió"; "Đám cưới chuột là cánh đồng lúa chín vàng no nê ăn chơi, sa đọa, thoải mái...".

Theo Thanh Niên Online

Wednesday, June 11, 2008

DÕI THEO EURO 2008

Như vậy là đã qua một lượt đấu của Euro 2008. Lượt cuối đó là là hai trận của bảng D, Tây Ban Nha - Nga và Thụy Điển - Hy Lạp. Lượt trận này thì gây cho khán giả nhiều bất ngờ. Không phải bất ngờ bởi kẻ yếu cản bước người mạnh. Mà bất ngờ đó là những bàn thắng của đội mạnh. Đầu tiên đó là chiến thắng của Tây Ban Nha trước Nga. Với chiến thắng 4-1 một trận đấu có nhiều bàn thắng nhất tính thời điểm này của Euro 2008. Ghi dấu ấn cho Tây Ban Nha đó là cầu thủ mang áo số 7 đang khoác áo câu lạc bộ Valencia: David Villa với cú hattrick đầu tiên và cũng nắm giữ vua phá lưới tại Euro 08 tính tới thời điểm này. Ai đã từng theo dõi trận cầu này mới thấy sức công phá hàng công của Tây Ban Nha thật ghê ghớm, nhưng qua đây cũng thấy sự yếu kém của tuyển Nga, cả các tuyến đều mất liên lạc. Guus Hiddink huấn luyện viên tài ba đã từng dẫn dắt Hàn Quốc lọt vào tứ kết World Cup 2002 nhưng lần này có vẻ ông đã quá tự tin khi bày binh bố trận chơi với tinh thần ngang ngửa Tây Ban Nha. Họ là đội có đội hình sao sáng còn với ông, chỉ những học trò thi đấu chủ yếu trong nước. Không tính trước tinh thần thủ chính vì thế mà Nga bị vỡ trận và thảm bại. Đây có lẽ là 1 kinh nghiệm quý báu của Hiddink. Với trận thứ hai, tuy hơi nhạt nhẽo, nhưng với 2-0 cũng đã quá đủ làm nên chiến thắng và nỗi vui mừng của các cầu thủ Thụy Điển, đánh bẹp ĐKVĐ Hy Lạp.

Sunday, June 8, 2008

CỨU CỨU VỚI...!

Euro tới rùi. Mong muốn và chờ đợi đã lâu và nó đã xuất hiện. Nhưng khổ nỗi với hoàn cảnh của tui tivi không có. Chỉ xem được trực tuyến ADSL thôi. Chính vì thế mà nó cứ giựt giựt khó chịu thiệt. Đôi lúc muốn khùng với nó. Vì thế cho nên ai có cái Tivi nào không dùng tới cho tui thuê tạm xem qua kì Euro này, nếu hảo tâm cho mượn càng tốt. Xin bà con cô bác cư dân mạng thương tình. Hu hu.
Còn nếu ai mà xem trực tuyến = PC kết nối ADSL có cách nào đó mà good thì chỉ mình với. Xin chân thành cảm ơn. Email của mình: vdsuu.intell@gmail.com
Mong đợi sự chia sẻ và cùng sảng khoái cùng Euro.

CƠN LỐC MÀU DA CAM ĐÁNH BẠI ĐOÀN QUÂN THIÊN THANH

Bảng đấu tử thần đã khởi tranh và đúng với đánh giá là bảng Tử Thần. Trận đầu tiên giữa Rumani và Pháp tuy không được hấp dẫn bằng lượt trận thứ hai đúng cũng có thể thấy rằng Rumani không lép vế chút nào. Họ không phải là kẻ lót đường, lối chơi rất chắc chắn và khó chịu đã buộc những chú gà trống Gooloa đành ra về chia điểm.
Trận thứ hai được mong chờ và đúng thật hấp dẫn ngay từ phút đầu tiên. Ý sở hữu những khuôn mặt rất đỗi quen thuộc và đang có phong độ hết sức cao tại các giải đấu như Seria và Bunestiga. Trong đó kể đến 2 tiền đạo là Toni và Del Piero là hai vua phá lưới tại hai giải danh giá nhất thế giới cấp câu lạc bộ. Thế nhưng trước Cơn lốc màu da cam Hà lan thì sức mạnh của họ bị chặn lại ngay lập tức. Sở hữu một dàn cầu thủ khá là trẻ chính vì thế mà sức sáng tạo và khả năng biến hóa, bọc lót của Hà lan là rất tốt. Ngăn chặn hầu hết các pha tấn công của Ý. Với 3 bàn thắng chọc thủng lưới Ý thì không còn phải nói gì hơn đối với Hà Lan: họ quá xuất sắc. Ấn tượng trận đấu này thứ nhất đó là thủ thành Edwin Van Der Sar tuy đã lớn tuổi nhưng những pha cản phá của anh là vô cùng chính xác và nhanh nhẹn.
Chúc mừng con lốc màu da cam. Nhưng chia buồn bản thân mình. Thua độ và thua cược khá nhiều cả 3 tài khoản ^hu hu^, nhưng cũng có 1 vụ thắng. An ủi.

HAI ĐÊM MẤT NGỦ

Như vậy tính tới thời điểm này Euro 2008 đã đi được 2 lượt trận bảng A và bảng B. Còn khá hai lượt trận bảng C và D đầy kịch tính và hấp dẫn nữa. Trước khi bàn đến chúng ta hãy nói đôi chút về lượt trận bảng B hôm qua và rạng sáng nay.
Trận đầu tiên là cuộc đối đầu giữa chủ nhà Áo trong trang phục đỏ và Croatia trang phục sọc truyền thống. Trận đấu này không được hấp dẫn cho lắm, bởi cả hai đội đều chưa để lại lòng tin nơi khán giả là họ sẽ đi sâu vào giải, tuy rằng Croatia từng cản lối thành công sư tử Anh trên con đường đến Euro này.
Trận thứ 2 là lượt đấu được mong chờ. Mọi người mong chờ bởi có 1 đội mà được đánh giá khá cao cho ứng cử viên cho chức vô địch sở hữu những tài năng bóng đá, trụ cột của các câu lạc bộ nổi tiếng thế giới đặc biệt nổi tiếng Bunestiga. Đó là tuyển Đức. Đối thủ của họ là Đại bàng trắng Balan tân binh giải này. Tuy nhiên đứng trước bản lĩnh người Đức Đại bàng trắng đã không làm được gì. Còn đối với Đức họ thể hiện một phong độ khá cao, các tuyến đều hiệu quả. Đặc biệt là tuyến trên nơi mà trấn giữ là Ballack, Podolski, Gomez, Klose các cầu thủ đẳng cấp hàng đầu thế giới. Tuy rằng mùa bóng vừa rùi ở câu lạc bộ mình Bayern Munich không đạt được phong độ cao song mọi chuyện diễn ra nơi đây hoàn toàn khác. Nơi mà mỗi cầu thủ luôn muốn khẳng định mình. Podolski ghi cả hai bàn thắng cho tuyển nhà đó là quá đủ để nói rằng "phong độ là nhất thời đẳng cấp là mãi mãi!". Nhìn lối chơi của người Đức mong muốn được xem họ chạm chán các đối thủ tầm cỡ hơn có lối đá kỹ thuật để xem họ chơi như thế nào.
Kết thúc lượt đấu này Đức tạm đầu bảng B, tiếp đó là Croatia, thứ 3 là Áo và cuối là Balan.
Hôm nay 23 h bảng tử thần xuất trận với hai trận đấu rất hấp dẫn: Rumani và Pháp, Hà Lan và Ý. Không thể bỏ qua. Nào ta cùng xem, cùng dự đoán, cùng bàn luận cùng bóng đá.
À bạn nào muốn dự đoán và đặt cược tỉ số nhận quà có thể ghé web tuổi trẻ chơi. Miễn phí mà hên và có tính toán và tài phân tích chính xác bạn sẽ nhận được những phần quà hết sức giá trị.
Địa chỉ nè: http://www3.tuoitre.com.vn/Danhcuoc/Index.aspx

Saturday, June 7, 2008

Entry for June 08, 2008




$$//=\\(()) ((||=||//=\\"||\\|| ^^||^^||=||||"//=\\!!!!

ÔN THI GIẢI TÍCH HÀM ĐIA!

pHầN 1: lÝ tHuYếT

Chương 1:
6.1 Định lí:


Mọi không gian định chuẩn hữu hạn chiều trên cùng một trường K đều đẳng cấu với nhau
Chứng minh:


Ta chứng minh nếu E là không gian định chuẩn hữu hạn chiều (dimE=n) trên trường K tùy ý thì E đẳng cấu với K^n (Không gian Euclide n_chiều).
Tìm một ánh xạ từ E --> K^n là 1 đẳng cấu tuyến tính và liên tục hai chiều.
Gọi a1,a2,...,an là cơ sở của E. Mọi x in E được viết một cách duy nhất dạng: x=b1a1+b2a2+...+bnan với bi in K.
Đặt x*=(b1,b2,...,bn) in K^n
Lúc đó xét ánh xạ: T: E------->K^n
T(x)=x* xác định như trên.
Kiểm tra T là đẳng cấu tuyến tính (rõ ràng nó là 1-1 vì tính duy nhất cách biểu thị của x qua cơ sở)
Chứng minh T, T^-1 liên tục.
Hệ quả 1: Mọi không gian định chuẩn hữu hạn chiều đều là Banach, các chuẩn trên cùng một không gian hữu hạn chiều đều tương đương với nhau.
Chứng minh:


Từ định lý trên nếu E là kgđc hữu hạn chiều (dimE=n) trên trường K thì nó đẳng cấu với K^n. Nên tính chất của E là tương tự tính chất của K^n, mà K^n là không gian Banach nên E là không gian Banach.
Giả sử (E,c1), (E,c2) là kgđc hữu hạn chiều với hai chuẩn khác nhau nhưng đều đẳng cấu K^n. Và từ ánh xạ đồng phôi từ E --->K^n ta có thấy rằng giữa c1 và c2 có số a, b>0 để: ac1(x)<=c2(x)<=bc1(x), all x in E.
Có một tính chất quan trọng tích các không gian tuyến tính định chuẩn là một không gian Banach khi và chỉ khi mọi thành phần đều là Banach.
Hệ quả 2: Mọi không gian con hữu hạn chiều của một không gian định chuẩn đều là không gian con đóng.
Chứng minh:


Cũng tương tự do K^n là không gian đóng nên E là không gian con đóng.
6.6 Định lí Riesz:
Mọi không gian định chuẩn E là compact địa phương nếu và chỉ nếu có chiều hữu hạn.
(Every locally compact space if and only if it has finite dimension)
Chứng minh:
Chiều thuận:
Ta tìm hệ a1,a2,...,an in E thỏa E=<a1,a2,...,an> với giả thuyết E compact địa phương ta tìm cơ sở thỏa yêu cầu trên.
Chiều đảo:
E hữu hạn chiều nên đẳng cấu K^n, mà K^n là không gian compact địa phương nên E là compact địa phương.
Chương 2:
Vài hệ quả của định lí Hahn - Banach:
Hệ quả 1:
Mọi phiếm hàm tuyến tính f liên tục trên kg con F của kgđc E đều tồn tại phiếm hàm tuyến tình liên tục f* trên E sao cho: f*|F = f và ||f*||=||f||.
Chứng minh:
Hệ quả 2:
Cho F là 1 kgvt con của kgđc E và vectơ v in E\F sao cho d(v,F)={inf||v-x||_x in F}=a>0. Khi đó tồn tại phiếm hàm tuyến tính liện tục f: E------>K sao cho ||f||=1, f|F=0 và f(v)=a.
Chứng minh:
Hệ quả 3:
Mọi vectơ v in kgđc E, v#0, tồn tại phiếm hàm tuyến tính liên tục f trên E sao cho ||f||=1 và f(v)=||v||.
Chứng minh:
Hệ quả 4:
Cho p là một nửa chuẩn trên kgvt E và v in E. Khi đó tồn tại phiếm hàm tuyến tính f trên E sao cho |f(x)|<=p(x) all x in E and f(v)=p(v).
Chứng minh:
Định lý đồ thị đóng:
Cho f là ánh xạ tuyến tính từ kg Banach E vào kg Banach F. Khi đó f liên tục nếu và chỉ nếu đồ thị của f là tập đóng trong E x F.
Chứng minh:
Chương 3:
2.4 Định lí:
Cho F là kg con Hilbert của kg tiền Hilbert E. Khi đó E=F [+] F'(với [+] tổng trực tiếp, F' là phần bù trực giao của F) và phép chiếu trực giao P|F : E---->F là ánh xạ tuyến tính, liên tục.
Chứng minh:
4.3 Bổ đề:
Cho {e_i} là 1 dãy trực chuẩn trong kg Hilbert E. Khi đó
a) Bất đẳng thức Bessel thỏa mãn (tổng vô hạn |(x|e_i)|^2 <= ||x||^2 all x in E)
b) Mọi (b_i) in l^2 chuỗi b_ie_i hội tụ trong E.
Chứng minh:
4.4 Định lí:
4.5 Định lí:
(Xem GTH Đậu Thế Cấp)
pHầN 2: bÀi tẬp





Friday, June 6, 2008

BỔ SUNG KIẾN THỨC VỀ GIẢI TÍCH HÀM

Phần 1: Bổ sung những khái niệm trong không gian tôpô và không gian lồi địa phương





I. Không gian vectơ tôpô:


1. Cơ sở Hamel:



Cho V là KGVT, B là tập con của V được gọi là cơ sở Hamel của V nếu:
+ B độc lập tuyến tính
+ Mọi phần tử của V là tổ hợp tuyến tính các phần tử của B
2. Không gian Hausdorff (không gian T2):





Giả sử E là KGTP. Khi đó E được gọi là Haudorff nếu mọi x , y thuộc E , x # y, có U mở khác chứa x mà không chứ y.
3. Không gian l^p:





Với 0<p<1 xét không gian: l^p={x=(x_n)(R: tổng vô hạn của (|x_n|^p) hữu hạn}
4. Không gian các hàm khả tích:





Với đoạn hữu hạn [a;b](R và 0<p<1, ký hiệu L^p([a;b]) là không gian vectơ các hàm thực đo được trên [a;b] và: tích phần từ a to b của |x(t)|^pdu hữu hạn, với u là độ đo Lebesgue trên R.
5. Không gian đầy (đủ hay đầy đủ):





Cho E là là KGVT tô pô E được gọi là đầy nếu mọi dãy Cauchy trong E đều hội tụ trong E.
6. Tập bị chặn, hoàn toàn bị chặn:





Cho E là KGVT tôpô. V(E được gọi là bị chặn nếu mọi lân cận U của 0 in E tồn lại epsilon dương (e) sao cho tX(U với mọi |t|<e. U(E được gọi là hoàn toàn bị chặn nếu với mọi lân cận H của 0 in E tồn tại tập hữu hạn B(E để U(B+H, điều này có nghĩa là mọi x in U đều tồn tại y_x in B để: x-y_x in H.
7. Định lý Riesz:





KGVT tôpô Hausdorff E hữu hạn chiều nếu và chỉ nếu nó có 1 lân cận của không gian hoàn toàn bị chặn.
II. Không gian lồi địa phương:


1. Định nghĩa:




KGVT tôpô E gọi là không gian tôpô lồi địa phương nếu mọi phần tử của E có cơ sở lân cận thành lập từ các tập lồi. Hay tương đương phần tử 0 in E có cơ sở lân cận thành lập từ các tập như vậy.
(X is a topological space, X is locally convex if there is a local base B whose members are convex)
2. Tập lồi, cân, hút:




KGVT E, A(E được gọi là lồi nếu tx+(1-t)y in A , mọi t in [0;1], mọi x,y in A.
3. Hàm cỡ:




Nửa chuẩn p_A = inf{a>0: x/a in A} đối với tập lồi cân hút A được gọi là hàm cỡ hay phiếm hàm Minkowski kết hợp với A.

4. Một số ví dụ:



a. Không gian các hàm liên tục trên R: C(R)


Với p_K(f)=sup|f(x)|, x in K với K compact trên R và f in C(R)
Khi đó C(R) là không gian lồi địa phương mêtric.
b. Không gian các hàm khả vi:


Giả sử [a;b] là đoạn hữu hạn trong R. với m in [0; vc), C^m([a;b]) là KGVT các hàm khả vi liên tục bậc m trên [a;b] với p_k(f)=sup{|f^(k)(x)|: x in [a;b]}, f in C^m([a;b]).
Khi đó C^m([a;b]) là không gian vectơ tôpô lồi địa phương.
c. Không gian các hàm chỉnh hình:


Giả sử D là một tập mở trong C. H(D) không gian vectơ con của không gian C(D), các hàm chỉnh hình trên D. H(D) là không gian đầy.
5. Không gian Frechet và không gian Banach:


Giả sử E là không gian lồi địa phương. Ta nói E là:
i. Không gian Frechet nếu nó là không gian vectơ mêtric đầy.
ii. Không gian Banach nếu nó là không gian định chuẩn đầy
III. Ba nguyên lí cơ bản của GTH:


1. Không gian thùng:


Giả sử E là không gian lồi địa phương và A là tập con của E. Ta nói A là 1 thùng trong E nếu A là tập đóng, lồi cân và hút.
Không gian lồi địa phương E gọi là:
i. thùng nếu mọi thùng là lân cận của phần tử không.
ii. tựa thùng nếu mọi thùng trong E hút mọi tập bị chặn là lân cận của không.
2. Nguyên lí đồng liên tục:


3. Nguyên lí ánh xạ mở:


4. Nguyên lí Hahn - Banach:


(Xem GTH của Đậu Thế Cấp)

IV. Lý thuyết đối ngẫu:

1. Cặp đối ngẫu:


2. Tôpô yếu của cặp đối ngẫu:


3. Pôla:


Phần 2: Bổ sung những khái niệm trong giải tích hàm hiện đại


0. Giới hạn quy nạp:


1. Không gian chặn nội (không gian Mackey):


2. Giới hạn quy nạp chặt:


3. Giới hạn xạ ảnh:


4. Tích Tensor của các không gian lồi địa phương:


5. Một số khái niệm khác:


6. F-không gian và DF-không gian:



KẾT QUẢ LƯỢT TRẬN ĐẤU Ở BẢNG A

Trận đấu lúc 23h ngày 7/6 là cuộc đối đầu giữa đội chủ nhà Thụy Sỹ và CH Séc. Kết quả CH Séc đã chiến thắng vơi tỉ số 1-0. Trận này thì không thực sự hấp dẫn lắm. Bàn thắng đến khá muộn.
Trận đấu thứ hai diễn ra lúc 1h45 được nhiều người mong đợi giữa hai đội Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Bồ Đào Nha với nhiều danh thủ đang thi đấu cho các câu lạc bộ hàng đầu thế giới như: MU, Chelse, Basa,... sở hữu những cầu thủ xuất sắc nên họ được đánh giá cao hơn rất nhiều và cũng là đội được kỳ vọng sẽ giành chức vô địch tại giải năm nay. Trận đấu khá hấp dẫn với nhiều pha tấn công đẹp mắt của đội Bồ Đào Nha. Tuy nhiên kết thúc hiệp một không có bàn thắng nào được ghi dù có một vài tình huống khác nuối tiếc cho các cầu thủ Bồ Đào Nha. Bước sang hiệp 2 khát khao chiến thắng của đội Bồ Đào Nha đã thành hiện thực cho dù đội Thổ Nhĩ Kỳ đã ra sức chống đỡ. Hai bàn thắng ghi được, không phải là của Ronaldo, Deco, Gomes hay Nani mà đến từ những tuyến dưới. Song cả hai bàn thắng đều có dấu ấn của tuyến trên. Bàn thắng đầu tiên phải kể đến công lao của đội trưởng Nuno Gomes. Bàn thắng thứ hai công lao lớn là của Ronaldo. Trong trận đấu này ấn tượng đó sự xuất sắc của thủ thành của Bồ Đào Nha: Ricado, ra vào rất chuẩn xác. Và đặc biệt sự kém may mắn của các tiền đạo, tiền vệ của Bồ Đào Nha, có đến 2 lần bóng đập xà ngang và 2 lần bóng dội cột dọc. Tuy nhiên kết thúc lượt trận đầu tiên bảng A chiến thắng đã đến với đội mà mình yêu thích hơn.
Chờ đợi lượt trận của bảng B:
23h ngày 8/6: Áo và Croatia
1h45 ngày 9/6: Đức và Ba Lan
Bi h là 3h 54 ngủ thôi. He he

Thursday, June 5, 2008

HƯỚNG TỚI EURO 2008




Euro 2008 thiếu vắng đi đội tuyển mà mình yêu thích với những danh thủ: Rooney, Terry, Gerrard, Lampard, Ferdinand, J Cole, A Cole. Vừa đẹp trai, trẻ khỏe, có cá tính. Buồn thiệt. Nhưng dù sao cũng còn những danh thủ khác mà mình yếu thích không kém: Deco, Ricardo, Cristiano Ronaldo, Nani, Henrik Larsson, Klose, Podolski, Fernando_Torres, Cesc Fàbregas, Xabi_Alons,...Cho nên không thể bỏ lỡ được những trận hấp dẫn được.

Hu hu, gặp ngay đang thi chứ không là coi cho sướng mắt rùi, thi nhanh lên, nhanh lên,...Kệ thi thì thi không sợ. He he

Nhận định:
Xem qua bảng đấu tại Euro lần này thì thấy ấn tượng nhất là C table. Quy tụ 3 trong 4 đội mạnh: Hà Lan, Pháp, Ý và Rumani. Bảng D cũng không vừa: Thụy Điển, Tây Ban Nha, Nga và Hy Lạp (đương kim vô địch). Như vậy là đại thụ đấu đại thụ, sẽ có kẻ về nước sớm sau những 4 năm trông chờ. He he bóng đá là thế.
Lối đá bóng của đội Bồ Đào Nha làm mình ấn tượng nhất, bởi hình ảnh giống Braxin, tấn công đẹp mắt, hy vọng năm nay đội lại thể hiện hơn thế nữa và đạt chức vô địch bị bỏ lỡ năm 2004 ngay tại sân nhà. Chắc chắn Scolari phải biết làm gì, ông này là 1 trong những HLV lão luyện và có tiếng tăm trên thế giới, nhưng rất nóng tính thì phải.

Monday, June 2, 2008

LỊCH SỬ ĐẢNG

CÁC VẤN ĐỀ CỦA MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG:
Vấn đề 1: Trình bày vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức để thành lập ĐCSVN



Vấn đề 2: Ý nghĩa về sự ra đời của Đảng

Vấn đề 3: Nội dung cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng

Vấn đề 4: Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa lịch sử của chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng của Đảng trong thời kỳ 1939-1945



Vấn đề 5: Trình bày ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng Tám năm 1945



Vấn đề 6: Phân tích tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám và nội dung bản Chỉ thị kháng chiến kiến quốc ngày 25-11-1945 của TW Đảng

Vấn đề 7: Sự chỉ đạo của Đảng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến toàn quốc thời kỳ 1945-1956



Vấn đề 8: Phân tích chủ trương phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc (12-1946) và nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.



Vấn đề 9: Trình bày ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)

Vấn đề 10: Trình bày đặc điểm tình hình nước ta sau khi hoà bình lặp lại (1954) và đướng lối chiến lược cách mạng nước ta được hoàn chỉnh tại Đại hội lần thứ III (9-1960)



Vấn đề 11: Đướng lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng

Vấn đề 12: Trình bày ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước



Vấn đề 13: Trình bày nội dung cơ bản đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) của Đảng đề ra

Vấn đề 14: Hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản của cương lĩnh năm 1991

Vấn đề 15: Thành tựu và những bài học kinh nghiệm của 20 năm đổi mới

Vấn đề 16: Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại của cách mạng VN dưới sự lãnh đạo của Đảng


Vấn đề 17: Hãy phân tích và chứng minh rằng: sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng VN



Tham khảo:

- http://vi.wikipedia.org/wiki/

- http://hohovietnam.vn/

- www.cpv.org

- http://fpe.hnue.edu.vn/

- http://www.quangnam.edu.vn/

- http://dangcongsan.vn/

* www.baoanhdatmui.vn.

* baotanghochiminh.vn.

* www.btlsqsvn.org.vn.

* www.vietnamstamp.com.vn.

* bulletin.vnu.edu.vn.




Sunday, June 1, 2008

NHỮNG ĐỘ ĐO THƯỜNG GẶP

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

1. Định nghĩa:




Trong toán học, một độ đo là một hàm số cho tương ứng một "chiều dài", một "thể tích" hoặc một "xác suất" với một phần nào đó của một tập hợp cho sẵn. Nó là một khái niệm quan trọng trong giải tích và trong lý thuyết xác suất. Một cách hình thức, độ đo μ là một hàm số cho tương ứng mỗi phần tử S của một tập σ-đại số X với một giá trị μ(S) là một số thực không âm hoặc vô hạn. Các tính chất sau đây phải được thỏa mãn:

  • Tập hợp rỗng có độ đo bằng không: mu(empty)=0,
  • Độ đo là σ-cộng tính: nếu E1, E2,... là các tập hợp chứa trong σ-đại số X, đếm được và không giao nhau từng đôi một, và nếu E là hợp của chúng, thì độ đo μ(E) bằng tổng sum_{k=1}^infty mu(E_k). Nghĩa là mu(bigcup_{k=1}^infty E_k)=sum_{k=1}^infty mu(E_k)

Nếu μ là một độ đo trên σ-đại số X, thì mọi phần tử của σ-đại số X được gọi là μ-mesurable (μ-đo được), hay đơn giản hơn là đo được. Một bộ gồm tập hợp Ω, một σ-đại số X trên Ω và một độ đo μ trên X được gọi là một không gian đo được, ký hiệu là (Ω, X, μ).

2. Tính chất:

Các tính chất sau đây có được từ các tiên đề trên:

  • Nếu E1,E2,... là các tập đo được và E1 là tập con của E2, thì μ(E1) ≤ μ(E2).
  • Nếu E1,E2,E3,... là các tập đo được và En chứa trong En+1 với mọi n, vậy thì hợp E của các tập En là đo được và μ(E) = lim μ(En).
  • Nếu E1,E2,E3,... là các tập đo được và En+1 chứa trong En với mọi n, vậy thì giao E của các tập En là đo được; hơn nữa, nếu tồn tại một tập En có độ đo hữu hạn, thì μ(E) = lim μ(En).

Một tập S được gọi là hầu như rỗng hay có thể bỏ được nếu μ(S) = 0. Độ đo μ được gọi là đủ nếu mọi tập con của một tập hầu như rỗng là đo được (một tập con như vậy thì bản thân nó cũng là một tập hầu như rỗng).

3. Tổng quát:

Trong một vài trường hợp, sẽ rất có ích nếu ta có một "độ đo" cho các giá trị không bị giới hạn chỉ ở các số thực dương và ở vô hạn. Ví dụ, một hàm σ-cộng tính được định nghĩa trên các tập hợp và cho các giá trị dương được gọi là "độ đo đảm bảo" (độ đo signée), trong khi một hàm cũng như vậy, nhưng cho giá trị là các giá trị phức, được gọi là "độ đo phức". Một độ đo cho các giá trị trong một không gian Banach được gọi là "độ đo ảo" (độ đo spectrale). Các độ đo này được dùng chủ yếu trong giải tích hàm cho định lý ảo (định lí spectral).

Về khái niệm độ đo "cộng tính" hay "trung bình", định nghĩa tương tự như định nghĩa của độ đo nhưng tính σ-cộng tính được thay bởi tính cộng tính hữu hạn. Thật ra trước đây định nghĩa này được đưa vào trước, nhưng lại có ít ứng dụng trong thực tế.

Một kết quả đáng lưu ý trong hình tích phân, được biết dưới cái tên định lý Hadwiger, phát biểu rằng: không gian các bất biến hàm qua một phép biến đổi, cộng tính, là hàm số của các tập hợp không nhất thiết dương và được định nghĩa trên hợp của các tập compact lồi trong mathbb R, được cấu thành từ các độ đo đồng nhất bậc k với mọi k = 0,1,2,...,n và tổ hợp tuyến tính của các "độ đo" này.

Tính "đồng nhất bậc k" nghĩa là "mở rộng" bất kỳ một tập hợp nào đó bởi bất kỳ một hệ số c>0 nào đó cho nhân "độ đo" của tập hợp với ck. Độ đo duy nhất có tính đồng nhất bậc n là thể tích thông thường với số chiều là n. Độ đo duy nhất có tính đồng nhất bậc n-1 là "thể tích bề mặt" và được gọi là độ đo bề mặt. Độ đo có tính đồng nhất bậc 1 được gọi là "chiều rộng trung bình" (largeur moyenne). Độ đo có tính đồng nhất bậc 0 là đặc trưng Euler.

4. Ví dụ:

Sau đây là một vài ví dụ tiêu biểu về độ đo:

  • Độ đo đếm được định nghĩa bởi µ(S) = số phần tử của S.
  • Độ đo Lebesgue là độ đo đủ duy nhất bất biến qua phép dịch chuyển trên σ-đại số chứa các các đoạn trên mathbb{R} sao cho μ([a,b]) = b-a với a<b.
  • Độ đo Haar cho một nhóm khả tô pô compact địa phương là trường hợp đặc biệt quan trọng của độ đo (chính xác hơn là độ đo Radon). Nó bất biên đối với phép dịch chuyển trong nhóm.
  • Độ đo không được định nghĩa bởi μ(S) = 0 với mọi S.
  • Mọi không gian khả xác suất đều cho phép định nghĩa một độ đo nhận giá trị bằng 1 cho tập hợp toàn thể (và cũng nhận tất cả các giá trị trong đoạn [0, 1]). Một độ đo như vậy được gọi là một độ đo xác suất. Xem các tiên đề xác suất.
5. Một số độ đo hay dùng:


+ Độ đo Lesbesgue:
Trên R độ đo Lesbesgue xác định như trên, trên R^2 là diện tích của tập A, trên R^3 là thể tích của A.


+ Độ đo xác xuất:

Một không gian xác suất (Ω, F, P) là một không gian được trang bị một độ đo với độ đo toàn thể bằng 1 (nghĩa là P(Ω)=1).

Thành phần đầu, Ω (xem không gian mẫu), là một tập không rỗng, với các phần tử thường được biết như là các "kết quả" hay "trạng thái tự nhiên" (ví dụ trạng thái sấp hay ngửa của đồng tiền,...). Một trạng thái tự nhiên luôn tồn tại với một xác suất nào đó. Một phần tử của Ω thường được ký hiệu bởi ω.

Thành phần thứ hai, F, là một tập hợp mà các phần tử của nó được gọi là các sự kiện (event). Các sự kiện là các tập con của Ω. Tập F phải thỏa mãn một vài điều kiện, đặc biết nó phải là một σ-đại số. Cùng với nhau, Ω và F tạo thành một không gian đo được. Một sự kiện là một tập hợp các kết quả hay trạng thái tự nhiên mà ta có thể xác định xác suất của nó.

Thành phần thứ ba, P, được gọi là "độ đo xác suất", hay "xác suất". Nó là một hàm số từ F vào tập số thực, cho tương ứng mỗi sự kiện với một xác suất có giá trị nằm giữa 0 và 1. Nó cần thỏa mãn các điều kiện, đó là nó phải là một độ đoP(Ω)=1.

Các độ đo xác suất thường được viết đậm có gạch, ví dụ mathbb P hay mathbb Q. Khi chỉ có một độ đo xác suất được đề cập trong bài, nó thường được kí hiệu là Pr, nghĩa là "probability of...".



+ Độ đo Borel:


+ Độ đo Borel hữu hạn:

+ Độ đo Borel xác suất hữu hạn:

+ Độ đo cân bằng:

+ Độ đo điều hòa:

Friday, May 30, 2008

NHỮNG BẤT ĐẲNG THỨC QUAN TRỌNG

1. Bất đẳng thức Cauchy-Schwarz


Trong toán học, bất đẳng thức Cauchy–Schwarz , còn được gọi là bất đẳng thức Schwarz , bất đẳng thức Cauchy , hoặc bằng cái tên khá dài là bất đẳng thức Cauchy–Bunyakovski–Schwarz, đặt theo tên của Augustin Louis Cauchy, Viktor Yakovlevich BunyakovskyHermann Amandus Schwarz, là một bất đẳng thức thường được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học, chẳng hạn trong đại số tuyến tính dùng cho các vector, trong giải tích dùng cho các chuỗi vô hạntích phân của các tích, trong lý thuyết xác suất dùng cho các phương saihiệp phương sai. Tài liệu giáo khoa Việt Nam gọi bất đẳng thức này là bất đẳng thức Bunyakovski hoặc bằng tên dài nói trên nhưng đảo thứ tự là bất đẳng thức Bunyakovski–Cauchy-Schwarz nên thường viết tắt là bất đẳng thức BCS. Cũng cần tránh nhầm lẫn với bất đẳng thức trung bình cộng và trung bình nhân mà tài liệu giáo khoa tại Việt Nam gọi là bất đẳng thức Cauchy.

Bất đẳng thức này phát biểu rằng nếu xy là các phần tử của không gian tích trong thực hay phức thì

|langle x,yrangle|^2 leq langle x,xrangle cdot langle y,yrangle.

Dấu đẳng thức xảy khi và chỉ khi xy phụ thuộc tuyến tính (hay nói theo ý nghĩa hình học là chúng song song với nhau). Một trường hợp đặc biệt nữa của xy là khi chúng trực giao (hay nói theo ý nghĩa hình học là vuông góc ) nhau thì tích trong của chúng bằng zero.

Như vậy, có vẻ như bất đẳng thức này cho thấy có mối liên quan giữa khái niệm "góc của hai vector" với khái niệm tích trong, mặc dầu các khái niệm của hình học Euclide có thể không còn mang đầy đủ ý nghĩa trong trường hợp này, và ở mức độ nào đấy, nó cho thấy ý niệm các không gian tích trong là một sự tổng quát hoá của không gian Euclide.

Một hệ quả quan trọng của bất đẳng thức Cauchy-Schwarz: tích trong là một hàm liên tục.

Một dạng khác của bất đẳng thức Cauchy-Schwarz được phát biểu dưới đây bằng cách dùng ký hiệu chuẩn, với chuẩn ở đây được hiểu là chuẩn trên không gian tích trong

 |langle x,yrangle| leq |x| cdot |y|.,

Năm 1821, Cauchy chứng minh bất đẳng thức này trong trường hợp các vector thực và hữu hạn chiều và đến năm 1859, học trò của Cauchy là V.Ya. Bunyakovsky nhận xét rằng khi chúng ta lấy giới hạn chúng ta có thể thu được dạng tích phân của bất đẳng thức này. Kết quả tổng quát trong trường hợp không gian tích trong được chứng minh bởi K.H.A. Schwarz vào năm 1885.

Chứng minh

Bất đẳng thức này rõ ràng đúng với y = 0, vì thế ta có thể giả sử <y, y> khác zero. Giả sử λ là một số phức bất kỳ. Khi đó, chúng ta có bất đẳng thức chắc chắn đúng như sau:

 0 leq left| x-lambda y right|^2 = langle x-lambda y,x-lambda y rangle = langle x,x rangle - lambda langle x,y rangle - bar{lambda} langle y,x rangle + |lambda|^2 langle y,yrangle.

Chọn

 lambda = langle y,x rangle cdot langle y,y rangle^{-1}

chúng ta được

 0 leq langle x,x rangle - |langle x,y rangle|^2 cdot langle y,y rangle^{-1}

mà bất đẳng thức trên đúng khi và chỉ khi

 |langle x,y rangle|^2 leq langle x,x rangle cdot langle y,y rangle

hay tương đương:

 big| langle x,y rangle big| leq left|xright| left|yright|.

(điều phải chứng minh)

Một số trường hợp đặc biệt đáng chú ý

left(sum_{i=1}^n x_i y_iright)^2leq left(sum_{i=1}^n x_i^2right) left(sum_{i=1}^n y_i^2right).. Đặc biệt hơn, trong không gian Euclide với số chiều bằng 2 hay 3, nếu tích vô hướng được xác định theo góc giữa hai vector, khi đó bất đẳng thức này trở thành một bất đẳng thức dễ dàng chứng minh: |mathbf{x} cdot mathbf{y}| = |mathbf{x}| |mathbf{y}| |cos theta| le |mathbf{x}| |mathbf{y}|. Hơn nữa, trong trường hợp này, bất đẳng thức Cauchy-Schwarz có thể suy ra từ đồng nhất thức Lagrange bằng cách bỏ qua một số hạng. Trong trường hợp số chiều n = 3, đồng nhất thức Lagrange có dạng:
langle x,xrangle cdot langle y,yrangle = |langle x,yrangle|^2 + |x times y|^2.

Hệ quả của bất đẳng thức này là bất đẳng thức

left|int f(x)g(x),dxright|^2leqint left|f(x)right|^2,dx cdot intleft|g(x)right|^2,dx.

Một dạng tổng quát của hai bất đẳng thức ở phần này là bất đẳng thức Holder.

Một hệ quả khác, đó là bất đẳng thức Schwarz hay cũng được nhiều tài liệu gọi là bất đẳng thức Cauchy Schwarz  frac {(a_1 + a_2 + ...+a_{n-1}+ a_n)^2}{b_1 + b_2 + ..+ b_{n-1} + b_n} leq frac {a_1^2}{b_1} + frac {a_2^2}{b_2} +...+ frac {a_{n-1}^2}{b_{n-1}} + frac {a_n^2}{b_n}

Một vài ứng dụng

Bất đẳng thức tam giác cho tích trong thường được xem là một hệ quả của bất đẳng thức Cauchy-Schwarz như sau: cho các vector xy,

|x + y|^2 = langle x + y, x + y rangle

= |x|^2 + langle x, y rangle + langle y, x rangle + |y|^2

le |x|^2 + 2|langle x, y rangle| + |y|^2

le |x|^2 + 2|x||y| + |y|^2

le left(|x| + |y|right)^2

Lấy căn bậc hai hai vế ta được bất đẳng thức tam giác.

Bất đẳng thức Cauchy-Schwarz thường được dùng để chứng minh bất đẳng thức Bessel.

2. Bất đẳng thức Holder


Trong giải tích toán học, bất đẳng thức Holder, đặt theo tên của nhà toán học Đức Otto Hölder, là một bất đẳng thức cơ bản liên quan đến các không gian Lp: giả sử S là một không gian đo, với 1 ≤ p, q ≤ ∞ thỏa 1/p + 1/q = 1, đồng thời f thuộc Lp(S) và g thuộc Lq(S). Khi đó fg thuộc L1(S) và

|fg|_1 le |f|_p |g|_q.

Các số pq nói trên được gọi là liên hợp Holder của lẫn nhau.

Bất đẳng thức Holder được dùng để chứng minh bất đẳng thức tam giác tổng quát trong không gian Lp, bất đẳng thức Minkowski và cũng dùng để chứng minh Lpđối ngẫu với Lq.

Các trường hợp đặc biệt đáng chú ý

sum_{k=1}^n |x_k y_k| leq left( sum_{k=1}^n |x_k|^p right)^{1/p} left( sum_{k=1}^n |y_k|^q right)^{1/q}
 sumlimits_{n=1}^{infty} |x_n cdot y_n| le left( sumlimits_{n=1}^{infty} |x_n|^p right)^{1/p} cdot left( sumlimits_{n=1}^{infty} |y_n|^q right)^{1/q},; forall x in l^p, yin l^q.
  • Trong trường hợp không gian của các hàm giá trị phức khả tích, chúng ta có
left|int f(x)g(x),dxright|leqleft(int left|f(x)right|^p,dx right)^{1/p}cdot left(intleft|g(x)right|^q,dxright)^{1/q}.
  • Trong trường hợp không gian xác suất (Omega,mathcal{F},mathbb{P}), L^p(Omega,mathcal{F},mathbb{P}) là các ký hiệu để chỉ không gian của các biến ngẫu nhiên với momentphữu hạn,

mathbb{E}left[|X|^pright] < infty, trong đó mathbb{E} là ký hiệu chỉ giá trị kỳ vọng. Bất đẳng thức Holder trở thành

 mathbb{E}|XY| le left(mathbb{E}|X|^pright)^{1/p} cdot left( mathbb{E}|Y|^q right)^{1/q},; forall X in L^p, Y in L^q.

Trường hợp tổng quát

Có thể chứng minh trường hợp tổng quát sau bằng phương pháp quy nạp

Giả sử p_kgeq 1, k=1,ldots n sao cho

 sum_{k=1}^n frac{1}{p_k}=1

Giả sử u_kin L^{p_k}(S). Khi đó ta có prod_{k=1}^n u_k in L^1(S)

 left|prod_{k=1}^n u_kright|_{displaystyle L^1(S)}leq prod_{k=1}^n |u_k|_{displaystyle L^{p_k}(S)}

3. Bất đẳng thức Minkowski


Trong giải tích toán học, bất đẳng thức Minkowski dẫn đến kết luận rằng các không gian Lp là các không gian vector định chuẩn. Giả sử S là một không gian đo, giả sử 1 ≤ p ≤ ∞, đồng thời fg là các phần tử của Lp(S). Khi đó f + g cũng thuộc Lp(S), và chúng ta có

|f+g|_p le |f|_p + |g|_p

dấu đẳng thức xảy ra chỉ khi fg phụ thuộc tuyến tính.

Bất đẳng thức Minkowski chính là bất đẳng thức tam giác trong Lp(S). Có thể chứng minh nó bằng cách dùng bất đẳng thức Holder.

Cũng như bất đẳng thức Holder, có thể đưa bất đẳng thức Minkowski về các trường hợp đặc biệt cho các dãy và các vector bẳng cách dùng khái niệm độ đo kiểu đếm được:

left( sum_{k=1}^n |x_k + y_k|^p right)^{1/p} le left( sum_{k=1}^n |x_k|^p right)^{1/p} + left( sum_{k=1}^n |y_k|^p right)^{1/p}

với mọi số thực (hay số phức) x1, ..., xn, y1, ..., yn và n là số chiều của S.


Trích Wiki